Những câu chuyện về những đứa trẻ trở thành con nuôi và được nuôi nấng bởi các con sói, gấu, khỉ và các loài vật khác trong thế giới hoang dã đã nổi lên với tính đều đặn rõ rệt. Khi thế giới Trung Cổ đã nhường chỗ cho thời Hiện Đại, người rừng hay người hoang dã trong rừng đã chuyển từ nguyên mẫu của thời đại hỗn mang: bệnh điên và dị giáo đến một thế giới tự nhiên hài hòa và tươi sáng hơn, cuối cùng đã đưa đến ý nghĩ của Rốt-xô về Người hoang dã siêu phàm. Tuy vừa man rợ vừa siêu phàm, nhưng người hoang dã lại là hiện thân của dục vọng cũng như sự trừng phạt. Những đứa trẻ hoang dã hay dã thú vừa gợi lên lòng thương xót về việc bị bỏ rơi vừa rấy lên sự kinh ngạc bởi sự sống sót của chúng trước mối bất hòa thật là ghê gớm.
Thần thoại cổ có rất nhiều chuyện về những đứa trẻ được nuôi nấng bởi các loài thú vật nhưng báo cáo xác thực đầu tiên về một đứa bé hoang dã thường được nhà lịch sử học La Mã đáng tin cậy, Procopius ghi chép lại. Một bé trai, bị mẹ nó bỏ rơi trong thời kỳ hỗn mang của những cuộc chiến tranh Gôthíc vào khoảng năm 250 sau Công nguyên, cậu đã được một con dê cái tìm thấy và cho bú. Khi những người còn sống sót trở về nhà của mình thì họ tìm thấy đứa bé đang sống cùng với bà mẹ nuôi này của chú và được đặt tên là Aegisthus. Procopius cho hay chính mắt ông đã nhìn thấy đứa trẻ này.
Lũ dê không được nhắc đến nhiều trong các báo cáo về người hoang dã sau này dù người ta cho rằng một đứa bé đã được đàn dê nuôi suốt trong suốt tám năm đã được tìm thấy ở dãy Andét, nước Pêru năm 1902.
Bản báo cáo về lịch sử ở thời cận đại đầu tiên đã được công bố phản đối lại việc cho rằng trẻ hoang dã chỉ là tưởng tượng được thực hiện bởi một tác giả y học, Phillipus Camerius công bố năm 1609 tại Frankfurt (Đức). Bản báo cáo mô tả trường hợp trẻ sói Hesse năm 1344 và trường hợp trẻ bê Bamberg. Đứa trẻ sau có 'một sự mềm mại lạ thường ở các chi và đi cực kỳ nhanh nhẹn bằng cả bốn chân. Trong tư thế này cậu sẽ chống chọi lại được các con sói lớn bằng hàm răng và tấn công chúng dũng cảm đến mức cậu làm cho kẻ địch phải bỏ chạy. Tuy nhiên, nó không phải là một người hoang dã nguy hiểm.'
Carl Linneus, nhà phân loại sinh vật học vĩ đại, đã giới thiệu một dạng người mới, có bốn chi và lông rậm (mỗi con thú bốn chân không biết nói người thường phủ đầy lông). Sự quy cho nhiều lông có lẽ bị ảnh hưởng bởi truyền thuyết về người rừng nhiều lông, nhưng như chúng ta biết, một loạt các đứa trẻ hoang dã đã đều được mô tả như vậy. Linnous đã cung cấp nhiều trường hợp có tính chất giai thoại lịch sử đáng tin cậy khác nhau: Jean de Liege, đứa trẻ gấu người Lítva, đứa trẻ sói Hess, trẻ cừu Ai Len, trẻ bê Bamberg, cô bé Kranenburg, những cậu bé Pyrenees, Peter hoang dã vùng Hanover và cô bé hoang dã vùng Champagne....
Ngài Kênlm Digby, một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Hoàng gia Anh sau này, là người đầu tiên đề cập đến Jean de Liege năm 644, sau khi đã phỏng vấn những người đã từng nhìn thấy cậu một vài năm trước đó. Jean đã được các bà con dân bản mang vào rừng trong thời kỳ chiến tranh tôn giáo xảy ra khi mới 5 tuổi. Khi cuộc chiến này chuyển đến một nơi nào đó, những người dân làng trở về nhà, trừ cậu bé Jean nhút nhát vẫn đang lẩn khuất suốt 16 năm trong đó. Ngoài thiên nhiên hoang dã, các giác quan của cậu đã tăng thêm, cậu có thể đánh hơi 'các loại hoa quả hay rễ cây lành' từ một khoảng cách rất xa. Cuối cùng thì cậu cũng bị bắt ở tuổi 21, khi đó cậu không mặc gì, 'lông lá mọc kín mình' và không còn khả năng nói. Trong xã hội loài người, cậu đã học nói được nhưng đã mất đi khứu giác tinh tường.
Robert Kerr, người có bản dịch của Linnous ra mắt năm 1792, đã bác bỏ việc cho rằng những người hoang dã là sự lừa gạt và phóng đại, trong khi đó nghiên cứu thứ 1811 về các trường hợp người hoang dã đã được tiến hành bởi JF Blumenbach, cha đẻ của ngành Nhân chủng học tự nhiên đã được Robert Zingg cho là không đầy đủ và thái quá vào năm 1940. Năm 1830, nhà tự nhiên học Thụy Điển KA Rudolphi tuyên bố rằng tất cả những đứa trẻ hoang dã đã trở thành quan điểm chính thống, được củng cố thêm bởi Ngài Edward Tylor, cha đẻ của ngành Nhân chủng học xã hội. Theo Claus Levi Strauss năm 1944, 'phần lớn những đứa trẻ này đều bị khuyết tật bẩm sinh và bởi vậy sự từ bỏ chúng sẽ được xem như kết quả khác thường mà nó vừa gần như biểu lộ ra hoàn toàn và không hề, ngẫu nhiên như hệ quả của nó.'
Sự thật là một số trẻ hoang dã, như trường hợp của Dina Sanichar vùng Sekandra (1867), cậu bé Lucknow (1954) và đứa trẻ khỉ người Uganda đầu tiên (1982) đều bị khuyết tật về trí óc hoặc thể xác. Tuy nhiên nhiều trường hợp khác lại không vậy và chúng cũng không bị cố ý bỏ rơi, mà tìm cách thoát khỏi những cha mẹ ngược đãi hay bị mất tích tình cơ hoặc lạc trong sự hỗn loạn của chiến tranh - và vẫn sống sót được mà không có con người giúp cho trí thông minh bẩm sinh cần thiết đáng kể.
Nicholaus Tulp, bác sĩ Hà Lan đã được Rembrabt thủ vai trong bộ phim Bài học giải phẫu, đã miêu tả trường hợp cậu bé cừu Ai Len năm 1672. 'Người ta mang đến Amsterdam... một cậu bé 16 tuổi, có lẽ đã bị cha mẹ bỏ rơi và được nuôi nấng từ khi còn trong nôi giữa đàn cừu hoang Ai Len, cậu mang một kiểu bản tính như cừu. Cậu ta nhanh nhẹn về cơ thể, đôi chân mau lẹ, vẻ mặt dữ tợn rất nhanh, thịt rắn chắc, làn da cháy xém, các chi cứng cáp, có cái trán trượt ra sau và nén xuống, nhưng chỏm đầu lồi và cao nhiều cục, dữ dội, cẩu thả, không biết sợ hãi và không hề có đức tính dịu dàng. Về các phương diện khác đều lành lặn và sức khoẻ tốt. Vì không có giọng nói của con người nên cậu ra kêu be be giống cừu và không thích đồ ăn thức uồng như chúng ta quen dùng, cậu ta chỉ nhai cỏ tươi và rơm khô và đều đó có sự lựa chọn giống như của con cừu khó tính nhất.'
'Cậu đã sống trên những dải núi gồ ghề và trên những vùng khô cằn.... thích ở trác hang, động không có lối đi và không tới gần được. 'Cuối cùng, những thợ săn đã đánh bẫy được cậu. 'Mặc dù dồn nén được sự kìm chế, buộc phải sống với con người, gần như là miễn cưỡng nhưng diện mạo của cậu ta giống một con thú vật hoang dã hơn một con người và chỉ sau một thời gian dài cậu đã từ bỏ được bản tính hoang dã của mình. Cổ họng cậu to và rộng, lưỡi dường như bị dính chặt với vòm miệng.'
Một cậu bé cừu khác bị bắt gần Trikkala ở Hy Lạp năm 1891. Cậu đã sống với gia đình lông len này suốt 4 năm.
Cô bé Kranenburg được phát hiện ở khu rừng ngoại ô Zwolle ở tỉnh Overyssel Hà Lan năm 1717. Cô bé bị bắt cóc khỏi nhà ở Kranenburg lúc 16 tuổi và được tìm thấy mặc bằng bao tải và đang sống nhờ vào thức ăn hàng ngày là lá cây và cỏ. Không có dấu hiệu rằng các động vật đã giúp đỡ cô. Sau khi bị bắt, cô bé đã học được cách xe chỉ và ngôn ngữ ký hiệu, nhưng không bao giờ nói năng thành thạo.
Đứa trẻ hoang dã thực sự nổi tiếng đầu tiên là Peter, 'một sinh vật không áo quần, được phủ lông màu hơi nâu sậm,' bị bắt gần Helpensen ở Hanover ngày 27 tháng Sáu năm 1724 khi mới khoảng 12 tuổi. Cậu ta trèo cây dễ không, sống nhờ vào cây cỏ và dường như không biết nói. Cậu ta từ chối bánh mì, thích tước vỏ từ những cành cây non và thích hút nhựa cây, nhưng cuối cùng cậu đã học được cách ăn hoa quả và rau. Cậu ta được đưa ra trình diện với Vua George I ở tòa án và được mang đến Anh ở đó cậu được văn sĩ hàng đầu nghiên cứu. Tuy đã trải qua 68 năm sống trong xã hội nhưng cậu không bao giờ học nói được gì ngoài 'Peter' và 'Vua George' nhưng người ta cho rằng thính và khứu giác của cậu 'đặc biệt tinh tường.'
Hai trường hợp trẻ hoang dã nổi tiếng nhất thế kỷ 19 là cậu bé Victor vùng Aveyron (ảnh), được biết đến qua bộ phim Chú bé hoang dã phi thường của đạo diễn Francois Truffaut và Kaspar Hauser, nhân vật chính trong bộ phim kinh dị cùng tên của Wemer Herog. Cả hai đứa trẻ này đã được đề cập rất nhiều trên sách báo, mới hơn cả là bởi Micheal Newton trong cuốn 'Những cô bé và cậu bé hoang dã.'
Victor, Kaspar và Kamala đại diện cho ba kiểu trẻ hoang dã chính: bị cô lập, bị giam hãm và sống giữa các loài thú.