Genie, đứa trẻ bị bỏ rơi và sống tách biệt với thế giới bên ngoài suốt 13 năm

Một ngày nọ, 4 tháng 11 năm 1970, một phụ nữ và một đứa trẻ bước vào văn phòng phúc lợi xã hội ở Los Angeles. 

Người phụ nữ thú nhận rằng cả hai đều bị ngược đãi và hành hạ bởi chồng cô. Chẳng có ai mong chờ lại xảy ra thêm một vụ bạo hành gia đình nhưng hóa ra đó lại mở ra những câu chuyện thương tâm nhất mà chưa ai từng biết đến.

Dù lúc đầu, cô bé, tên Genie, không khác gì 7 tuổi nhưng thực ra đã 13 tuổi, gầy gò, với thể tạng một đứa bé mới chập chững, không biết nói.


Ban đầu, các nhân viên ở đây đều cho rằng cô bé mắc chứng tự kỷ nhưng không lâu sau đó họ nhận ra rằng trường hợp của Genie lại khác.

Cô bé sinh ra không mấy hạnh phúc, trong một gia đình thực tế chưa bao giờ muốn có con. Bố cô bé, Clark Wile, không dung thứ với bất kỳ loại âm thanh nào và kiểm soát gia đình bằng bạo lực.


Bố của Genie giam cô bé vào căn phòng ở tầng hai phía đằng sau nhà.

Theo lệnh ông, Genie bị nhốt trong một căn phòng nhỏ, thiếu thốn sự chăm sóc, thức ăn, ánh sáng, sự tiếp xúc với con người, học tập và tình yêu thương. Đứa trẻ nào đều có quyền lợi nhưng với Genie thì không. Nếu gây ra bất cứ tiếng ồn nào, nếu cô bé khóc, thì cha sẽ bị cha đánh đập.

Vụ việc của đứa trẻ bị bỏ rơi, bị người cha trói chặt tay chân vào một chiếc ghế đi vệ sinh của trẻ con ngay tại nhà mình đã gây sốc cho toàn thể người dân Mỹ.

Chẳng bao lâu sau toàn bộ câu chuyện này sẽ được đưa ra ánh sáng.

Clark Wiley là một kẻ hung hăng và gia trưởng, kết hôn với Irene Oglesby, một di dân.


Bố của Genie không chịu được tiếng ồn và bắt gia đình phải giữ hoàn toàn im lặng.

Cô ít hơn ông ta 20 tuổi và vâng theo tính gia trưởng của chồng.

Wiley ghét tiếng ồn, bất kỳ loại tiếng ồn nào đều khiến ông bị kích động. Một thứ khác ông ghét hơn cả tiếng ồn chắc chắn là con cái. Nhưng, tất nhiên ông vẫn có vài đứa dù không phải tất cả đều sống sót được trong hoàn cảnh cuộc sống tàn khốc mà chúng phải trải qua. Hai đứa chết và hai đứa sống.

Genie có một anh trai, người sau này mô tả nhà mình như "một trại tập trung."


Đó là một cuộc sống cách ly giữa mẹ và con cái.

Hình như, cậu và mẹ không bao giờ được tiếp xúc với Genie, ăn ở hoặc trò chuyện cùng cô bé. Wiley đã bị buộc tội ngược đãi trẻ em và tự sát bằng súng, để lại một dòng chữ "Thế giới này sẽ chẳng bao giờ hiểu."

Genie được đưa tới một bệnh viện nhi và có hàng trăm các nhà tâm lý học, ngôn ngữ học, bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia khác muốn giúp đỡ cô bé.

Bên cạnh việc muốn giúp đỡ cô bé, Genie cũng là trường hợp nghiên cứu duy nhất và ai cũng muốn trở thành một thành viên tham gia cuộc nghiên cứu đó.

Một đội gồm các chuyên gia được thành lập để nghiên cứu đứa trẻ này và chẳng bao lâu sau mọi người đều vui mừng nhận ra rằng Genie là một đứa trẻ vô cùng thông minh và hiếu kỳ với mọi thứ xung quanh mình.


Viện Salk, nơi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ vài lần kiểm tra não đầu tiên về Genie.

Dù ai cùng vui mừng vì sự tiến bộ ban đầu của cô bé nhưng buồn thay, chắc chắn rằng chứng tự kỷ sẽ đeo đẳng suốt phần đời còn lại của cô bé.

Các bác sĩ cho rằng Genie là đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc nhất mà họ từng chứng kiến.

Hầu như lúc nào cô bé cũng ở trạng thái trầm tư, tay giơ lên như một con thỏ và nói không quá hai mươi từ như mẹ, đi, màu xanh, màu cam, dừng lại không còn.

Sau một thời gian, nói chung Genie đã cải thiện được khả năng đi lại, kỹ năng ngôn ngữ và giao thiệp. Cô bé đã biết cười, thưởng thức âm nhạc và còn biết cả vẽ, là cách cô bé thường dùng để giao tiếp với những người khác.

Dù dự án nghiên cứu "Genie" ban đầu được khen ngợi nhưng sau đó, khi cô bé được đến sống với bố mẹ nuôi thì dự án này lại gây tranh cãi.

Cô bé vẫn chưa bao giờ được chăm sóc mà bị quẳng cho hết gia đình này tới gia đình khác.

Khi 18 tuổi, Genie được tới sống cùng mẹ tại chính ngôi nhà mà cô bé đã trải qua 13 năm bị trói vào một chiếc ghế, tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhưng điều này không tồn tại lâu và cô bé lại được nhận làm con nuôi.
Chuyên mục: